bảo hiểm tai nạn học sinh
bảo hiểm tai nạn học sinh pvi
quyền lợi bảo hiểm tai nạn học sinh
mua bảo hiểm tai nạn học sinh
bảo hiểm tai nạn học sinh
bảo hiểm tai nạn học sinh pvi
quyền lợi bảo hiểm tai nạn học sinh
mua bảo hiểm thân vỏ ô tô

Bảo hiểm tai nạn Học sinh – Sinh viên

Yêu cầu báo giá

Thời gian khuyến mãi

 

 
 

Chi tiết chương trình 
PVI Thống Nhất100% trực tiếp từ công ty bảo hiểm PVI
PVI Thống NhấtKhuyến mãi trong tháng này
PVI Thống NhấtGiảm phí lên đến 20% 
PVI Thống NhấtLiên hệ Hotline 0888.54.54.58 để tư vấn thêm
 

tư vấn thêm

Mô tả sản phẩm

Bảo hiểm PVI nhận bảo hiểm cho học sinh và sinh viên đang học ở các trường: Nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường đại học, trung học chuyển nghiệp, học sinh học nghề…

Bảo Hiểm Tai Nạn Cho Học Sinh – Sinh Viên Là Gì?

Định nghĩa:

Bảo hiểm tai nạn học sinh sinh viên là một loại bảo hiểm tự nguyện với chi phí rất nhỏ, tuy nhiên lợi ích của loại bảo hiểm này mang lại những giá trị rất thiết thực khi hỗ trợ kịp thời đặc biệt là về tài chính do tai nạn bất ngờ, ốm đau bệnh tật cho học sinh, sinh viên.

Mục đích của bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên:

Góp phần ổn định cuộc sống cho người tai nạn và gia đình họ, đặc biệt là đối với những người chưa tham gia loại hình bảo hiểm này.

Giúp gia đình khắc phục khó khăn nhanh chóng và sớm để con em đi học, đến trường lại bình thường tiếp tục con đường học vấn.

Đối Tượng Được Bảo Hiểm

Bảo hiểm PVI nhận bảo hiểm học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường dưới đây:

  • Nhà trẻ
  • Mẫu giáo
  • Trường tiểu học
  • Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông
  • Trung học chuyên nghiệp
  • Các trường đại học, trung cấp nghề

Được hưởng quyền lợi khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra cho học sinh, sinh viên.

Lưu ý: Bảo hiểm PVI không nhận bảo hiểm cho các đối tượng sau:

– Những học sinh, sinh viên bị bệnh tâm thần, bệnh phong hoặc bệnh ung thư.

– Những học sinh, sinh viên bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễ từ 50% trở lên.

– Những bạn học sinh, sinh viên đang trong quá trình điều trị bệnh tật, thương tật.

Tuy nhiên: Người được bảo hiểm vẫn được tham gia và hưởng quyền lợi của các loại hình bảo hiểm khác nếu đồng thời tham gia nhiều hợp đồng độc lập với nhau

Phạm Vi Bồi Thường Bảo Hiểm Tai Nạn Học Sinh – Sinh Viên

Bảo hiểm PVI trả tiền bảo hiểm cho Người được bảo hiểm (học sinh, sinh viên) trong những trường hợp sau đây:

Chết do ốm đau, bệnh tật, thai sản

Trường hợp học sinh, sinh viên chết do ốm đau, bệnh tật, thai sản thuộc phạm vi bảo hiểm. Bảo hiểm PVI trả toàn bộ số tiền bảo hiểm phạm vi bảo hiểm A ghi trong hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm.

Chết, thương tật thân thể do tai nạn

– trường hợp Học sinh, sinh viên chết do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Bảo hiểm PVI trả toàn bộ số tiền bảo hiểm phạm vi bảo hiểm B ghi trong hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm

– Trường hợp Học sinh, sinh viên được bảo hiểm bị thương tật thân thể do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Bảo hiểm PVI trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ phần trâm của số tiền bảo hiểm phạm vi bảo hiểm B ghi trong hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm theo “bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật” của Bảo hiểm PVI được ban hành trên cơ sở Quyết định số 05/TC-BH ngày 02/01/1993 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành “Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật.”

– Trường hợp học sinh, sinh viên được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm đã được trả tiền bảo hiểm, trong vòng 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn Người được bảo hiểm bị chết do tai chính hậu quả của chính tai nạn đó, Bảo hiểm PVI sẻ trả phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm phạm vi bảo hiểm B ghi trong trong hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm với số tiền đã trả cho tai nạn trước đó.

Ốm đau, bệnh tật, thai sản phải phẫu thuật

Trường hợp người được bảo hiểm ốm đau ,bênh tật, thai sản và phải phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm, Bảo hiểm PVI trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ nêu trong Bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật

Ốm đau, bệnh tật, thai sản, thương tật thân thể do tai nạn phải nằm viện

– Trường hợp người được bảo hiểm ốm đau, bênh tật, thai sản, thương tật thân thể do tai nạn phải nằm viền thuộc phạm vi bảo hiểm, Bảo hiểm PVI trả trợ cấp mỗi ngày 0,5% số tiền bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm D nhưng không vượt quá 60 ngày/năm bảo hiểm. Trường hợp nằm điều trị tại bệnh viện Đông y, Bảo hiểm PVI trả mỗi ngày tối đa 0,2% số tiền bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm D nhưng không vượt quá 150 ngày/năm bảo hiểm.

– Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời gian dưới 1 năm, số ngày tối đa được chi trả tiền bảo hiểm sẽ được tính theo tỷ lệ giữa số tháng tham gia bảo hiểm/năm

– Người được bảo hiểm có quyền lựa chọn tham gia các phạm vi bảo hiểm trên, tuy nhiên phải tham gia ít nhất 2 trong 4 phạm vi bảo hiểm các quy tắc bảo hiểm.

– Số tiền bảo hiểm của phạm vi bảo hiểm C và phạm vi bảo hiểm D không được cao hơn số tiền bảo hiểm của các phạm vi bảo hiểm còn lại.

Hướng Dẫn Cách Tính Phí Bảo Hiểm Tai Nạn Học Sinh – Sinh Viên

Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm X 0.15%

  • Số tiền bảo hiểm từ: 1.000.000 – 30.000.000 vnđ

Ví Dụ Về Cách Tính Phí Bảo Hiểm Tai Nạn HS-SV

Trường THPT A mua bảo hiểm cho 1000 học sinh với số tiền bảo hiểm là 30 triệu.
Phí bảo hiểm = 30.000.000 x 0.15% x 1000 người = 45.000.000 VNĐ

Quy Trình Mua Và Cấp Đơn Bảo Hiểm Tại PVI

Quy trình 3 bước

Để cấp đơn, PVI cần:

  • Thông tin trường
  • Danh sách học sinh – sinh viên

Cán bộ PVI sẽ tư vấn hoàn thành hồ sơ và cấp đơn toàn quốc.

Thanh toán bằng hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản.

  • Công ty bảo hiểm PVI Thống Nhất.
  • Vietcombank – Chi nhánh HCM.
  • Số tài khoản: 0071 001 271 086.

CAM KẾT CỦA CHÚNG TÔI

Hoàn tiền 100% nếu không nhận được đơn.

Cấp lại miễn phí nếu sai thông tin trên thẻ bảo hiểm

Câu Hỏi Thường Gặp

Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm?

Khi yêu cầu Bảo hiểm PVI trả tiền bảo hiểm, Người được bảo hiểm và/hoặc người thừa kế hợp pháp phải gửi cho Bảo hiểm PVI các chứng từ sau đây:
1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm (theo mẫu của Bảo hiểm PVI).
2. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm (bản sao) đính kèm danh | sách Người được bảo hiểm.
3. Biên bản tai nạn có xác nhận của nhà trường, chính quyền địa phương hoặc công an nơi Người được bảo hiểm bị tai nạn (trường hợp bị tai nạn).
4. Bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của cán bộ Bảo hiểm PVI các chứng từ y tế: Giấy ra viện, phiếu điều trị (trường hợp điều trị nội trú), phiếu mổ (trường hợp phẫu thuật) và các hoá đơn, chứng từ liên quan đến việc điều trị theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
5. Giấy chứng tử (trường hợp Người được bảo hiểm chết).
6. Chứng từ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp Người được bảo hiểm chết). Trường hợp Người được bảo hiểm ủy quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm, phải có giấy ủy quyền hợp pháp.

Thời điểm bắt đầu hiệu lực bảo hiểm học sinh, sinh viên?

Đối với hợp đồng bảo hiểm tái tục liên tục, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi Người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ trừ khi có thỏa thuận khác. Đối với hợp đồng bảo hiểm đầu tiên và hợp đồng bảo hiểm không liên tục, hiệu lực bảo hiểm tuân theo các quy định sau, trừ khi có thỏa thuận khác:
1. Phạm vi bảo hiểm A chỉ có hiệu lực bảo hiểm sau 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
2. Phạm vi bảo hiểm B: bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi Người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
3. Phạm vi bảo hiểm C và D:
a. Trường hợp tai nạn: bảo hiểm có hiệu lực ngay sau khi Người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
b. Trường hợp ốm đau bệnh tật (không phải do tai nạn): bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
c. Trường hợp sẩy thai, nạo thai theo chỉ định của bác sĩ, lấy u nang buồng trứng, điều trị thai sản: bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ.
d. Trường hợp sinh đẻ: bảo hiểm chỉ có hiệu lực sau 270 ngày kể từ ngày | Người được bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ Các quy định ở mục 3 của Điều này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhóm có từ 50 thành viên trở lên.

Các điểm loại trừ bảo hiểm học sinh, sinh viên?

Các điểm loại trừ: Bảo hiểm PVI không trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp hoặc gây ra bởi:

1. Hành động cố ý của Người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp (trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi và trường hợp Người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân và tham gia chống
các hành động phạm pháp).

2. Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng trực tiếp do sử dụng rượu, bia, ma túy | hoặc các chất kích thích tương tự khác.

3. Người được bảo hiểm tham gia đánh nhau trừ phi chứng minh được đó là | hành động tự vệ.

4. Người được bảo hiểm từ 14 tuổi trở lên vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nội quy, quy định của chính quyền địa phương hoặc các tổ chức xã hội, vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông.

5. Điều dưỡng, an dưỡng

6. Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của cơ sở y tế.

7. Nằm viện để kiểm tra sức khỏe hoặc khám giám định y khoa mà không liên quan đến việc điều trị bệnh tật.

8. Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh tật bẩm sinh, những thương tật và chỉ định phẫu thuật có từ trước ngày bắt đầu bảo hiểm.

9. Điều trị chưa được khoa học công nhận hoặc điều trị thử nghiệm.

10. Điều trị hoặc phẫu thuật theo yêu cầu của Người được bảo hiểm mà không liên quan đến điều trị và phẫu thuật bình thường do ngành y tế quy định.

11. Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm chân, tay giả, mắt giả, răng giả.

12. Kế hoạch hóa gia đình.

13. Bệnh đặc biệt, bệnh có sẵn trong năm (12 tháng) đầu tiên kể từ ngày bắt đầu được bảo hiểm (loại trừ này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm có từ 50 thành viên trở lên).

14. Người được bảo hiểm mắc các bệnh giang mai, lậu, nhiễm vi rút HIV, AIDS, sốt rét, lao và bệnh nghề nghiệp.

15. Các hoạt động hàng không (trừ khi với tư cách là hành khách có vé), các cuộc diễn tập, huấn luyện quân sự, tham gia chiến đấu của các lực lượng vũ trang.

16. Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ.

17. Chiến tranh, nội chiến, đình công, khủng bố.

Định nghĩa một số từ ngữ trong hợp đồng bảo hiểm HSSV?

Đơn vị tham gia bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân giao kết hơp đồng bảo hiểm với Bảo hiểm PVI và đống phí bảo hiểm. Đơn vị tham gia bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

Người được bảo hiểm: là người có tên trong hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm và được hưởng quyền lợi theo hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm

Người thụ hưởng: là người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm hoặc là người thừa kế theo quy định của pháp luật trong trường hợp không có chỉ định.

Số tiền bảo hiểm: Phạm vi bảo hiểm A và B là số tiền tối đa Bảo hiểm PVI có thể trả cho người được bảo hiểm trong một sự kiện bảo hiểm, được nêu trong hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm.

Phạm vi bảo hiểm C và D là số tiền tối đa Bảo hiểm PVI có thể trả cho người được bảo hiểm trong một năm bảo hiểm. được nêu trong hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm.

Tai nạn: tại nạn thuộc phạm vi bảo hiểm là những tai nạn do: Một lực bất ngờ, ngoài ý muốn của người được bảo hiểm, từ bên ngoài tác động lên thân thể người được bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm và là nguyên nhân trực tiếp, duy nhất làm cho người được bảo hiểm chết hoặc thương tật thân thể.
Người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân và tham gia chống các hành động phạm pháp.

Bệnh viện, cơ sở y tế: là một cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp tại Việt Nam được nhà nước công nhận, cấp giấy phép hoạt động và có khả năng và phương tiện chuẩn đoán bệnh, điều trị và phẫu thuật.
Có điều kiện thuật lợi cho việc điều trị nội trú và có phiếu theo dõi sức khỏe hằng ngày cho mỗi bệnh nhân của mình.
không phải là nơi dùng để nghỉ ngơi hăocj điều dưỡng hay một cơ sở đặc biệt dành riêng cho người già, hoặc để cai nghiện rượu, ma túy, chất kích thích hoặc điều trị các căn bệnh rối loạn tâm thần, phong.

Bác sĩ: là người có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh hợp pháp theo luật của nước Việt Nam và chỉ thực hiện việc điều trị cho người được bảo hiểm trong phạm vi lĩnh vực chuyên môn và giấy phép hành nghề của mình, nhưng loại trừ trường hợp bác sĩ là người được bảo hiểm.

Thương tật thân thể: Thương tật thân thể gây ra trực tiếp với tai nạn trong thời gian bảo hiểm dẫn đến người được bảo hiểm bị thương tật

Nằm viện: là việc người được bảo hiểm cần lưu trú ít nhất 24 giờ liên tục trong bệnh viện/cơ sở y tế điều trị khỏi về lâm sàng, bao gồm cả việc sinh để hoặc điều trị trong thời kì có thai.

Phẫu thuật: là một phương pháp khoa học để điều trị thương tật thân thể hoặc bênh tật được thực hiện bới những phẫu thuật viên có bằng cấp thông qua những ca mổ bằng tay với các dụng cụ y tế hoặc bằng máy móc y tế trong bệnh viện.

Bênh đặc biệt: là những bênh ung thư, u bướu các loại, coa hay hạ huyết áp, tim mặch, viêm loét ruột, viêm gan mãn tính, viêm màng trong dạ con, trĩ, sỏi các loại trong hệ thống bài tiết, lao phổi, đục thủy tinh thể, viêm xoang, tiểu đường.

Hợp đồng bảo hiểm cho nhóm: là hợp đồng bảo hiểm bao gồm nhiều hơn 10 người được bảo hiểm đang theo học cùng một trường.

1. Bảng tỷ lệ thương tật

2. Bảng tường trình tai nạn

3. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm

SẢN PHẨM ƯU ĐÃI [wp-svg-icons icon=”lightning” wrap=”i”]

[wp-svg-icons icon=”play-3″ wrap=”i”] Bảo hiểm xe máy

[wp-svg-icons icon=”play-3″ wrap=”i”] Bảo hiểm thân vỏ ô tô

[wp-svg-icons icon=”play-3″ wrap=”i”] Bảo hiểm dân sự ô tô

[wp-svg-icons icon=”play-3″ wrap=”i”] Bảo hiểm PVI Care

[wp-svg-icons icon=”play-3″ wrap=”i”] Bảo hiểm tai nạn 24/24

Đánh giá 4.9 / 5. Bình chọn: 1093