Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng công trình là loại sản phẩm đưa ra sự đảm bảo chắc chắn và đầy đủ cho mọi tổn thất liên quan đến công việc xây dựng, tổn thất của trang thiết bị xây dựng, máy móc xây dựng, thiệt hại về tài sản hoặc thương tật đối với con người gây ra cho bên thứ ba trong khi tiến hành công việc xây dựng.
1. Người được bảo hiểm trong bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng có thể bao gồm:
- Chủ đầu tư: Là người chủ của công trình xây dựng.
- Nhà thầu: Người ký kết hợp đồng xây dựng với Chủ đầu tư, thông thường gọi là Nhà thầu chính
- Các nhà thầu phụ: là các bên không ký hợp đồng trực tiếp với Chủ đầu tư chính mà họ chỉ ký kết hợp đồng làm thuê với Nhà thầu chính.
Lưu ý: Người đứng ra mua bảo hiểm và ký kết hợp đồng bảo hiểm cho toàn bộ công trình là Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu chính.
2. Đối tượng bảo hiểm
- Bao gồm tất cả các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp…các công trình có sử dụng xi măng, bê tông, dễ chịu tác động tổn thất từ các tác nhân bên ngoài như động đất, bão lốc, lũ lụt, sét đánh…
- Các công trình xây dựng bao gồm cả các hạng mục lắp đặt nhưng giá trị bảo hiểm xây dựng lớn hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình.
![]() ![]() |
![]() ![]() |
3. Các hạng mục được bảo hiểm trong bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng
Dưới đây là 6 hạng mục được bảo hiểm:
- Giá trị thi công xây dựng
- Các thiết bị và công trình tạm thời
- Máy móc xây dựng
- Tài sản có sẵn và xung quanh công trường
- Chi phí dọn dẹp hiện trường khi có tổn thất
- Chi phí chuyên gia
Chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết.
3.1 Giá trị thi công xây dựng ( Construction works)
Giá trị thi công xây dựng bao gồm giá trị của tất cả các hạng mục công trình do chủ đầu tư tiến hành theo hợp đồng xây dựng.
Bao gồm:
- Công tác chuẩn bị mặt bằng: Giá trị công tác đào, đắp, san nền.
- Giá trị các công trình tạm thời phục vụ cho công tác thi công như: kênh dẫn nước, đê bảo vệ, đường phục vụ thi công…
- Giá trị móng, giá trị cấu trúc chủ yếu của công trình.
- Chi phí chạy thử máy móc thiết bị được lắp đặt
3.2 Các thiết bị và công trình tạm thời
- Đây là các thiết bị dùng trong quá trình xây dựng, các trang thiết bị này được dùng nhiều lần cho nhiều công trình khác nhau, chỉ một phần giá trị hao mòn của các trang thiết bị đó được tính vào giá trị công trình ( giàn giáo, rào chắn…)
- Các trang thiết bị này nếu mua phải có danh sách cụ thể đính kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
3.3 Máy móc xây dựng.
- Đây là các máy móc dùng trong thiết bị xây dựng, bao gồm các loại máy có động cơ tự hành ( Máy san ủi đất, máy cẩu…)
- Cần có danh sách cụ thể đính kèm.
3.4 Tài sản có sẵn và xung quanh công trường
- Tài sản xung quanh khu vực công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, chăm sóc, trong coi của NĐBH. Loại tài sản này được bảo hiểm theo quy tắc Bảo hiểm xây dựng,
- Phải kê khai cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.
- Loại tài sản nằm trong và xung quanh khu vực công trường nhưng thuộc quyền sở hữu của bên thứ 3. Loại bảo hiểm này năm trong bảo hiểm trách nhiệm với bên thứ 3.
3.5 Chi phí dọn dẹp hiện trường khi có tổn thất
- Bao gồm các chi phí phát sinh do phải di chuyển, dọn dẹp các chất phế thải xây dựng, do sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm gây ra.
3.6 Chi phí chuyên gia.
- Bao gồm các chi phí trả cho các tổ chức thực hiện các công tác ước lượng, lập hồ sơ…trong quá trình khôi phục thiệt hại.
4. Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ 3
- Bảo hiểm PVI cho trách nhiệm theo luật định mà Người được bảo hiểm phải gánh chịu do gây tổn thất trực tiếp đối với người và tài sản của bên thứ 3 trong quá trình xây dựng lắp đặt.
- Lưu ý: Các tổn thất gây ra cho công nhân hay người làm thuê của Người được bảo hiểm không thuộc trách nhiệm bồi thường.
5. Phạm vi bảo hiểm xây dựng công trình
Bảo hiểm xây dựng công trình bảo hiểm cho các thiệt hại hoặc tổn thất do các rủi ro bất ngờ không lường trước được.
Ví dụ:
Nhóm rủi ro thiên tai:
- Động đất, sóng thần, gió bão, gió xoáy, lốc.
- Mưa lớn, lũ, ngập lụt.
- Sét đánh, núi lửa.
- Đất đá lún, sụt lở.
Rủi ro gây ra bởi con người trên công trường.
- Thiếu kinh nghiệm, kỹ năng, bất cẩn.
- Trộm cắp, hành động ác ý, phá hoại.
- Vận chuyển nguyên vật liệu.
- Lỗi thiết kế, lỗi vận hành.
6. Thời hạn bảo hiểm xây dựng công trình
- Thông thường bảo hiểm có hiệu lực từ khi công trình khởi công.
- Hợp đồng bảo hiểm kết thúc thời hạn khi công trình hoàn thành và được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng, nhưng chậm nhất không vượt quá ngày ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
- Nếu người được bảo hiểm yêu cầu, thời hạn bảo hiểm có thể mở rộng cho cả thời gian bảo hành của công trình, tối đa 24 tháng.
7. Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng
Giá trị bảo hiểm xây dựng là giá trị tài sản không bao gồm 10% VAT.
Bao gồm:
- Tổng giá trị khôi phục công trình.
- Giá trị máy móc xây dựng.
- Giá trị bảo hiểm với chi phí dọn dẹp hiện trường.
- Giá trị bảo hiểm tài sản trên và xung quanh công trường.
- Trách nhiệm với bên thứ 3.
8. Phí bảo hiểm công trình xây dựng
STT | Loại công trình | Mức phí (%) |
---|---|---|
A | Công trình nhà ở | |
1 | Không có tầng hầm | 0,08 |
2 | Có 1 tới 2 tầng hầm | 0,11 |
B | Công trình công cộng | |
3 | Không có tầng hầm | 0,08 |
4 | Có 1 tới 2 tầng hầm | 0,12 |
C | Công trình sản xuất công nghiệp | |
5 | Công trình sản xuất vật liệu xây dựng | 0,26 |
6 | Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo | 0,21 |
7 | Công trình sản xuất, chế biến thực phẩm | 0,18 |
8 | Công trình chế biến nông sản | 0,15 |
9 | Công trình chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, gạch ngói… | 0,2 |
10 | Công trình dệt nhuộm và may mặc | 0,12 |
D | Công trình hạ tầng kỹ thuật | |
11 | Bãi đỗ ô tô, xe máy | 0,12 |
12 | Nhà máy nước, xử lý nước | 0,3 |
13 | Công trình thủy lợi | 0,5 |
E | Công trình năng lượng | |
14 | Nhà máy điện mặt trời từ cấp III trở lên | 0,26 |
Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng được tính như sau:
Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí x Giá trị công trình
9. Tại sao chọn mua bảo hiểm xây dựng tại PVI?
- PVI là công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam về thị phần,có hệ thống hỗ trợ và xử lý bồi thường chuyên nghiệp.
- Với tiềm lực tài chính và hệ thống tái bảo hiểm mạnh, PVI ra các chương trình giảm phí bảo hiểm cạnh tranh trên thị trường.